Rìa phía Nam của thôn là nơi gần núi nhất, ở đó có một khoảnh đất bằng phẳng, lớn nhất thôn, cũng là nơi nhiều nhà ở nhất, có những căn nhà tầng và nhà mái bằng xây xen kẽ với nhau. Còn ở phía Bắc, nhà cửa lại thưa thớt hơn, chỉ có lác đác vài căn nhà phân bố dọc theo con đường nhỏ ven biển.

Mà nhà của Cố Huống Uẩn ở cuối con đường nhỏ này, là nơi rìa phía Bắc của thôn.

Con đường này là đường đi thẳng về phía cổng ủy ban thôn.

Ngay trước cổng ủy ban là một quảng trường rất rộng, người dân trong thôn đã góp tiền trải xi măng nơi này.

Bình thường những người phụ nữ trong thôn rất thích ra quảng trường để nhảy múa. Những người lớn tuổi một chút thì thích ngồi nói chuyện với nhau. Còn cánh đàn ông cũng thích tụ tập với nhau nói phét, thảo luận xem các nhà đã thu hoạch được gì.

Con đường nhựa này đi ngang qua quảng trường ủy ban thôn, sau khi quẹo một cái là đi thẳng về phía Bắc.

Cứ đi theo con đường ấy về phía Bắc một, hai dặm là tới cuối con đường, chỉ còn lại một con đường đất nhỏ, dùng đá răm rải qua.

Trời nắng còn đỡ, trời mà mưa thì chẳng ích gì, khiến những người dân trong thôn đi trên con đường ấy phải dính đất lầy lội.

Ký ức mà Cố Huống Uẩn nhớ nhất là lúc cô còn học tiểu học. Khi đó trong thôn vẫn chưa có đường nhựa, mỗi lúc trời mưa, cô đều phải đi qua con đường nhỏ lầy lội này cùng các bạn nhỏ đến gần mười dặm đường núi để tới ngôi trường gần nhất.

Mỗi khi cô đến trường, quần đã dính đầy bùn đất.

Cố Huống Uẩn ngồi cạnh ghế lái, bây giờ là lúc mặt trời chói chang nhất, từ phía xa đã nhìn thấy những người phụ nữ đang ngồi dưới gốc cây hòe lớn ở cổng ủy ban thôn, hình như cô còn nhìn thấy thím hai nhà cô nữa.

Nhưng vì chút chuyện ngày xưa của nhà cô và nhà chú hai nên bình thường nhà cô cũng không qua lại với nhà chú hai.

Vì thế, Cố Huống Uẩn cũng không bảo tài xế dừng xe để xuống chào hỏi, mà dứt khoát bảo tài xế lái theo con đường về nhà cô.

Lại nói một số người phụ nữ trong thôn lúc không có việc gì hay thích tụ tập lại một chỗ nói chuyện nhà này nhà khác, mà trong số đó, thím hai của Cố Huống Uẩn là Trần Phượng Kiều có năng lực buôn dưa lê, bán dưa chuột mạnh nhất.

Trình độ lắm mồm của những người phụ nữ này ghê gớm tới mức ngay cả trưởng thôn Trường Thủy cũng từng nói rằng nhà ai có chuyện gì bọn họ cũng có thể buôn được hết, bình thường lắm mồm kinh khủng, mới nghe được nửa câu chuyện mà đã mang đi buôn hết, đã thế lại còn thích đi tuyên truyền.

Nhà ai có chuyện buồn phiền gì, qua miệng bọn họ, chẳng cần tới nửa ngày thì cả thôn đều biết.

Vì những người phụ nữ ấy mà đã gây ra không biết bao nhiêu tai vạ trong thôn, chuyện này trưởng thôn đã có ý kiến từ lâu rồi, thế nhưng ông đã già cả, cũng không tiện nói bọn họ chuyên đi buôn chuyện, mà lúc rảnh chỉ có thể xả cơn giận với mấy người đàn ông của các nhà đó.

Ông ấy nói một lần thì cánh đàn ông sẽ về nhà nói bọn họ một trận, thế nhưng bọn họ cũng không giữ miệng được mấy ngày lại chứng nào tật nấy.

Trưởng thôn thấy nói mấy lần không ích gì nên cũng đành thôi.

Phương tiện giao thông của các nhà trong thôn Trường Thủy chủ yếu là xe điện, xe máy, xe ba bánh, xe ô tô loại nhỏ tương đối ít.

Mà xe ba bánh là loại phương tiện được ưa chuộng nhất.

Trong thôn có rất nhiều nhà ra biển đánh bắt nên họ hay dùng xe ba bánh, thứ nhất là để vận chuyển lưới đánh bắt, sau đó lại dùng để chở cá, khá là thuận tiện. Thứ hai là vì xe ba bánh khá là rẻ, những người nông dân nghèo khó vẫn có thể mua được.

Bởi vì hiếm có nên nhà ai có xe gì đám phụ nữ kia đều biết rõ.

Chương trước Mục lục Chương sau
 

Hiện Waka đã dịch bộ truyện này, để đọc FULL bộ truyện với chỉ 1.000đ hãy truy cập:

Nhật ký làm ruộng ở thôn Trường Thủy  [Trọn Bộ]

 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *